Bài đăng

CHÍNH TẢ HAY THỔ TẢ

Vài hôm nay bạn bè tôi rảnh rỗi và có nói nhiều chuyện xoay quanh chính tả, điều này một phần là do những tranh luận trên trang của nhà văn PT. Có bạn hỏi ý kiến tôi như thế nào, tôi trả lời là việc này không giải thích ngắn gọn được trong vài câu. Tuy chỉ là đứa bốc phét trên mạng, nhưng các bạn đã hỏi thì tôi xin mạo muội có đôi dòng trả lời như sau:      Chính tả là sản phẩm của ngữ hệ đa âm tiết, chẳng hạn như Ấn Âu. Đối với ngữ hệ này, việc nói hay viết sai một tí sẽ làm thay đổi ngữ nghĩa của từ, của câu. Ví dụ như trong tiếng Anh, thêm “s” sẽ trở thành số nhiều, thêm “ed” sẽ trở thành quá khứ. Tiếng Nga thì phân giống đực cái loạn xị cả lên, nói hay viết sai thì ngay cả ông Marx râu xồm cũng hóa thành bà thím.     Trong tiếng Việt Nam, chính tả là một thứ vớ vẩn ngoại lai. Sai hơn nữa là người ta bảo rằng ông A, bà B “nói sai chính tả”. Tiếng Quảng Nam không phân biệt dấu hỏi ngã, vần “ươu” nói thành vần “ưu”, hoặc như dân Tam Kỳ chúng tôi phát ...

Những ngày sông Yên

Tác giả: Tịnh Ngôn Opera (2009-2010)   (Phần 1)   Những ngày đầu năm 2008, nhân lúc nhàn rỗi, tôi ngồi mày mò vào mạng và tình cờ tìm hiểu Cộng đồng Blog Opera. Sau đó thì tôi trở thành thành viên của cộng đồng này. Với khả năng vi tính “tự đào tạo” như tôi thì loay hoay mãi mới design được cho mình một cái giao diện trên nền css của những người đi trước như phamlam, hoatrongvuon, danquynh...       Bẵng đi một thời gian, điều kiện không cho phép tôi lên mạng thường xuyên. Nếu như có bạn nào đó đã từng nói blog là ngôi nhà thứ hai của mình thì trong những tháng ngày qua, blog tôi trống trải như một căn nhà hoang lạnh nhạt, thấy mà tội.   Chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào, đến nay tôi lại vào làm việc tại một nơi mà vì lý do tế nhị nên tạm gọi là Công ty Sông Yên. Và cũng bởi sự tế nhị ấy nên từ đây, tên người và địa danh tôi sẽ gọi bằng biệt danh; còn những sự việc, câu chuyện tôi sẽ kể thì hoàn toàn là sự thật một trăm phần trăm. ...

TAM KỲ, BA CÁI CHI CHI

Hình ảnh
(Click chuột vào ảnh để xem kích thước đầy đủ) Tam Kỳ, là vùng đất gắn bó với con số 3, như một định mệnh. Con số 3 ấy, có ngay từ ở cái tên: Tam Kỳ. Theo các nhà “Tam Kỳ học”, tên gọi Tam Kỳ xa xưa nhất được ghi nhận đầy đủ trong văn bản lập vào năm Cảnh Hưng 20 tức năm 1760 là “Tân lập vi tử Tam Kỳ xã” trực thuộc “Thăng Hoa phủ”. Còn tại sao có cái tên ấy thì đến nay, có rất nhiều cách lý giải, nghiêm túc cũng lắm mà bông đùa cũng nhiều. Nhưng cách giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là theo một truyền thuyết: Ngày xưa khi ông Khổng lồ gánh đất lấp biển, một lần đòn gánh bị gãy, có ba đống đất rơi xuống tạo thành ba ngọn đồi. Đó là: An Hà, Quảng Phú và Trà Cai. Ba ngọn đồi này tàu thuyền thương gia đi ngoài biển nhìn thấy chóp của nó nhô lên, nên họ gọi là vùng đất Tam Kỳ, tức Ba Cái Gò. Đồi An Hà nhìn từ trên cao, nơi có ngọn tháp truyền hình - Ảnh: Mai Thành Chương trên báo Quảng Nam Đến nay, “ba cái gò” đó chỉ còn lại hai đồi An Hà, Quảng Phú. Đồi Trà Cai ...

ANH LÊN HÒN KẼM ĐÁ DỪNG

Hình ảnh
(Click vào ảnh để xem kích thước đầy đủ) Chuyến đi Hòn Kẽm Đá Dừng là một phần trong kế hoạch phượt ngắn mùa hè 2016 của nhóm, đã được dự liệu trước mươi ngày. Như đã hẹn, gần 7 giờ sáng ngày 10/7/2016, mọi người lần lượt có mặt tại quán cà phê góc đường Trần Cao Vân gần cầu Trường Xuân. Sau khi làm vài thủ tục nho nhỏ, kiểm tra lại trang bị và hành lý, đúng 7 giờ 30, chúng tôi xuất phát. Đoàn xe băng nhanh trên đoạn đường Nguyễn Hoàng, rẽ vào cuối đường Trần Phú để lên trung tâm huyện Phú Ninh. Trời buổi sáng còn rất trong xanh và mát mẻ, hứa hẹn một ngày nắng tưng bừng. Đi trong nắng sớm Từ thị trấn Phú Thịnh, chúng tôi chạy thẳng ra Cẩm Khê, lên Eo Gió, qua Tiên Cẩm, leo dốc Nước Nhĩ ra Tiên Sơn và trực chỉ đến Bình Lâm. Dừng chân tại ở Việt An, mấy anh “chợ thủ” tranh thủ ghé vào chợ, mua ít thức ăn dành cho buổi trưa. Ngã tư Việt An Sau đó tiếp tục cuộc hành trình băng qua thị trấn Tân An để đến bến đò Trà Linh, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức. Bến đò Trà ...